Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH
(2) Cho KHCO3 vào dung dịch axit axetic
(3) Cho glixerol tác dụng với dung dịch Na
(4) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
(5) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni)
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu trả lời tốt nhất
(1) CH3COOC2H5 + KOH —> CH3COOK + C2H5OH
(2) KHCO3 + CH3COOH —> CH3COOK + CO2 + H2O
(3) C3H5(OH)3 + Na —> C3H5(ONa)3 + H2
(4) C5H11O5-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> C5H11O5-COONH4 + Ag + NH4NO3
(5) C6H12O6 + Cu(OH)2 —> (C6H11O6)2Cu + H2O
(6) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5
Thầy ơi axit axetic khi tác dụng với ancol thì tách OH ra, còn khi tác dụng với dd bazo thì vẫn tách H+ như axit bình thường đúng không ạ?