Thực hiện các thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng hoàn toàn với 160ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 2,2564a gam kết tủa.
Thí nghiệm 1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng hoàn toàn với 190ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 2a gam kết tủa.
Tính m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nAl2(SO4)3 = x
TN1: 0,32 mol Ba(OH)2 + x mol Al2(SO4)3 —> 2,2564a gam kết tủa.
TN2: 0,38 mol Ba(OH)2 + x mol Al2(SO4)3 —> 2a gam kết tủa.
TN2 dùng kiềm nhiều hơn nhưng lượng kết tủa giảm đi —> TN2 có hòa tan Al(OH)3.
Trong TN2: nBaSO4 = 3x
nOH- = 0,38.2 = 4.2x – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 8x – 0,76
—> m↓ = 233.3x + 78(8x – 0,76) = 2a (1)
TH1: Nếu TN1 cũng hòa tan kết tủa —> 2x.3 < 0,32.2 —> x < 0,11
Khi đó: nBaSO4 = 3x
nOH- = 0,32.2 = 4.2x – nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 8x – 0,64
—> m↓ = 233.3x + 78(8x – 0,64) = 2,2564a (2)
(1)(2) —> x = 0,1 và a = 36,51
Nghiệm thỏa mãn điều kiện —> mAl2(SO4)3 = 34,2
TH2: Nếu TN1 chưa hòa tan kết tủa —> 2x.3 > 0,32.2 —> x > 0,11
Khi đó: nBaSO4 = 0,32 và nAl(OH)3 = 0,64/3
—> m↓ = 233.0,32 + 78.0,64/3 = 2,2564a (3)
(1)(3) —> x = 0,106 và a = 40,42: Không thỏa mãn điều kiện, loại.
Cho em hỏi sao ở trường hợp 1 tại sao ở thí nghiệm 2 không làm trường hợp Ba(OH)2 hoà tan hết Al(OH)3 vậy ạ
Cho em hỏi là khi kết tủa tan thì số MOL baso4=nso42- tại sao vậy ạ