Cho m gam hỗn hợp chất rắn A gồm Mg, Zn, FeCO3, FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,8% khối lượng hỗn hợp) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 3,584 lít khí O2. Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình vẫn như trước khi nung (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Sản phẩm tạo thành sau khi nung gồm hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp D gồm hai chất khí. Cho hỗn hợp B vào dung dịch chứa 26,28 gam HCl và 2,55 gam NaNO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E chỉ chứa muối clorua và 1,12 lít hỗn hợp F gồm hai chất khí có tỉ khối hơi so với H2 là 6,6 (trong đó có một khí không màu hoá nâu ngoài không khí). Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các hợp chất sắt có trong hỗn hợp A, biết thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu trả lời tốt nhất
F gồm NO (0,02) và H2 (0,03)
nHCl = 0,72; nNaNO3 = 0,03
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,01
nH+ = 0,72 = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO(B)
—> nO(B) = 0,24
D gồm hai chất khí là CO2, SO2
Áp suất không đổi nên nCO2 + nSO2 = nO2 = 0,16
Bảo toàn O —> nO(A) = nO(B) = 0,24
—> mA = 0,24.16/12,8% = 30 gam
nCO2 = nFeCO3 = nO(A)/3 = 0,08 —> %FeCO3 = 30,93%
nSO2 = 0,16 – 0,08 = 0,08 —> nFeS2 = 0,04 —> %FeS2 = 16%