Cho pin Galvani Zn-Cu hoạt động với phương trình hóa học sau: Zn(s) + Cu2+(aq) → Cu(s) + Zn2+(aq)
a) Điện cực đồng là cực dương.
b) Khi pin hoạt động thì khối lượng điện cực đồng giảm.
c) Sức điện động chuẩn của pin được tính bằng công thức E°pin = E°Cu2+/Cu – E°Zn2+/Zn.
d) Sức điện động chuẩn của pin là 1,34V. Sử dụng pin này để thắp sáng một bóng đèn nhỏ với cường độ dòng điện chạy qua là I = 0,02A. Cho biết Q = n.F = I.t trong đó: Q là điện lượng, n là số mol electron đi qua dây dẫn, là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday (F = 96500 C/mol). Nếu điện cực kẽm hao mòn 0,1 mol do pin phóng điện thì thời gian tối đa mà pin thắp sáng được bóng đèn là 268 giờ. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, Cu có tính khử yếu hơn Zn nên điện cực Cu là cực dương.
(b) Sai, khi pin hoạt động thì khối lượng điện cực đồng tăng do có thêm Cu bám vào:
Cu2+ + 2e —> Cu
(c) Đúng
(d) Đúng:
t = nF/I = 0,1.2.96500/0,02 = 965000s = 268h