Cho thanh sắt (dùng dư) vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch E. Làm lạnh dung dịch E thu được tinh thể X tách ra khỏi dung dịch (trong X nguyên tố oxi chiếm 2/3 về khối lượng). Mặt khác, khi cho dung dịch E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 2 muối Y và Z (MY < MZ). Cho AgNO3 đến dư vào dung dịch E thu được dung dịch có chứa muối Z và kết tủa T. Cho AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thu được dung dịch có chứa muối Z và kết tủa G. Cho các nhận định sau:
(a) Nhiệt phân hoàn toàn X thì khối lượng chất rắn thu được giảm 72,2% so với khối lượng X ban đầu
(b) Cho bột Cu vào dung dịch Z thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh
(c) Muối Y được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ
(d) Có thể dùng dung dịch HNO3 để phân biệt 2 kết tủa T và G
(e) Dung dịch Y chỉ có tính oxi hoá
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu trả lời tốt nhất
E là dung dịch Fe(NO3)2.
X là Fe(NO3)2.kH2O
mO/mX = 16(k + 6)/(180 + 18k) = 2/3
—> k = 6
Y là FeCl3, Z là Fe(NO3)3, T là Ag, G là AgCl
(a) Đúng.
Nhiệt phân 1 mol Fe(NO3)2.6H2O thu được 0,5 mol Fe2O3
mFe2O3/mFe(NO3)2.6H2O = 27,8% —> m giảm = 100% – 27,8% = 72,2%
(b) Đúng
Cu + Fe(NO3)3 —> Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2
(c) Đúng
(d) Đúng, T tan trong HNO3, G không tan.
(e) Sai, Y có tính oxi hóa, tính khử hoặc không thay đổi số oxi hóa.