Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T ( số mol X gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết 11,52 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,60. B. 1,26. C. 2,82. D. 1,98.
Câu trả lời tốt nhất
Dễ thấy X, Y, Z, T đều là các chất dạng CnH2n+2-2kO4.
Quy đổi E thành CO2 (0,2 mol – Tính theo nNaOH), CH2 (a) và H2 (b)
mE = 14a + 2b + 0,2.44 = 11,52
nO2 = 1,5a + 0,5b = 0,32
—> a = 0,18 và b = 0,1
—> nC = a + 0,2 = 0,38
nE = nNaOH/2 = 0,1 —> Số C = nC/nE = 3,8
Y, Z là đồng phân và Z ít nhất 4C nên các chất là:
X là CH2(COOH)2 (x mol)
Y là C2H4(COOH)2 (0,5x mol)
Z là C4H6O4 (z mol)
T là C5H8O4 (t mol)
Do sản phẩm có 3 ancol nên cấu tạo của Z là (HCOO)2C2H4 và của T là CH3-OOC-COO-C2H5
nE = x + 0,5x + z + t = 0,1
nC = 3x + 0,5x.4 + 4z + 5t = 0,38
Các ancol có cùng số mol nên z = t
—> x = 0,04; z = t = 0,02
Các ancol gồm C2H4(OH)2, CH3OH, C2H5OH cùng 0,02 mol
—> m ancol = 2,8
anh ơi, anh cho e hỏi tại sao CnH2n+2-2kO4 có thể quy thành CO2 CH2 và H2 được ạ?
Em tưởng quy đổi este vs axit ra thì nguyên tố H2 phải âm chứ ad nhỉ