Con số quy ước đặc trưng cho tính chống kích nổ của các nhiên liệu ( xăng, dầu hỏa) khi cháy trong chế hòa khí của động cơ làm cho động cơ hoạt động êm không quá nóng và đảm bảo công suất. Mặt khác, isooctan khi cháy tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Được xác định bằng cách so sánh với chuẩn isooctan, có công thức phân tử C8H18, có chỉ số octan quy ước bằng 100 (tốt nhất) và với chuẩn n-heptan, có chỉ số octan quy ước bằng không. Ví dụ xăng có chỉ số octan là 93 nghĩa là về tính chống kích nổ nó tương đương với hỗn hợp 93% isooctan và 7% n-heptan
Một loại xăng gồm n-heptan và isooctan có chỉ số octan bằng 95.
– Tính % khối lượng mỗi chất trong xăng và khối lượng riêng của xăng. Biết n-heptan (D=0,6795 g/cm3) và isooctan (D= 0,692 g/cm3).
– Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt 100ml xăng này. Biết nhiệt đốt cháy của n-heptan là 4825kJ/mol và isooctan là 5460kJ/mol. ”
a.Đặt n C8h18 = x ( mol ) => n C7H16 =5x/95 ( mol )
Gỉa sử m xăng = 100 g => 114x+ 100.5x/95=100=> x =950/1133 ( mol )
=> m C8H18 = 114x = 95,587 g => m C7H16 = 100 – m C8H18 =4,413(g)
=> %…
Mặt khác V C8H18 = 95,587/0,692 =138,13 cm^3
V C7H16 = 4,413/ 0,6795=6,4945 cm^3
=> V xăng = 144,6245 cm^3 => D xăng = 100/ 144,6245 =0,69145 g/cm^3
b/ m 100 ml xăng = 100.0,69145=69,145 g
100 g xăng gồm 950/1133 mol C8H18 và 950/1133 .5/95 = 50/1133 mol C7H16
=> 69,145 g xăng này gồm xấp xỉ 0,58 mol C8H18 và 0,0305 mol C7H16
=> Q tỏa ra = 0,58 . 5460 + 0,0305 . 4825= 3313,9625 kJ