Để tiến hành mạ một tấm huy chương (ruột bằng sắt với lớp mạ bằng đồng) hình trụ, đáy tròn với bán kính 2,5 cm, chiều cao hình trụ 0,3 cm, với lớp mạ bằng đồng dày 0,1 cm. Người ta có thể tiến hành điện phân dung dịch CuSO 4 0,5M dư với cường độ dòng điện không đổi 2A, khi kết thức điện phân ( quá trình mạ hoàn thành) thì hết thời gian là t giây. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,95 g/cm³ và hiệu suất điện phân là 100%, giả thiết lớp mạ huy chương dày như nhau, toàn bộ lượng Cu tạo ra đều bám hết vào tấm huy chương và π = 3,14. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:
a) Huy chương được mạ sẽ đóng vai trò cực âm.
b) Thời gian điện phân t = 64655 giây.
c) Khi kết thúc điện phân bên điện cực anot thoát ra 7,504 lít (đktc).
d) Trong quá trình mạ điện trên, anot được làm bằng đồng.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng: Tại cực âm (huy chương): Cu2+ + 2e —> Cu
(b) Sai
Trước khi mạ: r = 2,5 cm; h = 0,3 cm
—> V1 = 3,14.2,5².0,3 = 5,8875
Sau khi mạ: r = 2,5 + 0,1 = 2,6 cm; h = 0,3 + 0,1.2 = 0,5 cm
—> V2 = 3,14.2,6².0,5 = 10,6132
—> mCu = 8,95.(V2 – V1) = 42,295 gam
mCu = 64It/2F —> t = 63773s
(c)(d) phụ thuộc cách mạ. Có 2 cách mạ:
+ Mạ bằng cực dương tan:
(c) sai, (d) đúng: Anot làm bằng Cu và tại anot không có khí thoát ra (Cu —> Cu2+ + 2e)
+ Mà bằng cực dương trơ:
(c) Sai: nO2 = nCu/2 = 0,33043 —> V = 7,4016 lít
(d) Sai, anot bằng chất trơ.
ý C số mol O2 tính sai r kìa ạ có số mol Cu r tính dc số mol e trao đổi dùng đluat bảo toàn e ,mol e cho = mol e nhận, nene ra dc số mol O2 là tầm 0.33043 chứ ạ