Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) gần nhất là?
A. 92 gam B. 102 gam
C. 101 gam D. 91 gam
Câu trả lời tốt nhất
nCu(NO3)2 = 0,6 và nFeCl3 = 0,4
Bảo toàn Cl —> nCl2 = 0,6
Anot thoát ra 0,8 mol khí —> nO2 = 0,2
—> ne = 2nCl2 + 4nO2 = 2
Fe3+ + 1e —> Fe2+
0,4……..0,4
Cu2+ + 2e —> Cu
0,6…….1,2
Tại thời điểm bên catot hết Cu2+ thì bên anot đã có O2 từ trước đó, khi đó H+, thực chất coi như H2O sẽ bị điện phân tiếp.
Bảo toàn electron —> nH2 = 0,2 mol
Dung dịch sau điện phân chứa Fe2+ (0,4), NO3- (1,2) —> H+ (0,4)
Khuấy đều —> nNO = nH+/4 = 0,1
mX – mY = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 + mNO = 90,8
Dạ thầy cho em hỏi
Tại sao em tính khối lượng X bằng 177.8
Rồi em tính khối lượng Y là 90.6g vì Y chứa 0.1 mol fe2+ 0.3 mol fe3+ no3- 1.1 mol
Em lấy 177.8 – 90.6 lại không ra kết quả giống thầy ạ
Dạ ad ơi cho em hỏi là khí NO tạo ra do kim loại tạo thành sau điện phân tác dụng với H+ và NO3- đúng không ạ? Sau đó thì cation kim loại tiếp tục bị điện phân đúng không ạ? Em xin cám ơn.
Cho em hỏi em xác định dung dịch Y gồm Fe2+:0,3, Fe3+:0,1, NO3-: 1,1 thì ra kết quả khác ạ
thầy cho em hỏi vì sao số mol H+ sinh ra ở anot lại nhỏ hơn số mol của H+ bị điện phân ở catot vậy ạ?…còn H+ tạo H2 thì cx bằng H+ tạo NO là vì sao ạ?H+ tạo H2 hết rồi sao lại còn để tạo NO? nếu v tổng H+ đã sử dụng còn lớn hơn nữa???…Em cảm ơn ạ.
Đáng lẽ trong dd có fe2+ thì phải td vs h+ và no3- nữa chứ ạ??
Cho em hỏi là nếu xét cái dd Y sau sẽ còn là fe2+ 0,4 mol, h+ hết, no3- chỉ còn 1,1 mol. Sau đó lấy mX-MY sao k ra kq ạ???
Cho em hỏi, thế tại sao câu này H+ không chuyển qua catot ạ
Điện phân 200 ml dung dịch X có chứa Cu(NO3)2 x mol/l và NaCl 0,06 mol/l với cường độ dòng điện 2A. Nếu điện phân trong thời gian t giây ở anot thu được 0,448 lít khí. Nếu điện phân trong thời gian 2t giây thì thể tích thu được ở 2 điện cực là 1,232 lít. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và giả sử khí sinh ra không hoà tan trong nước. Giá trị của x là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,10. D. 0,25.