Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3 và 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ cường độ dòng điện 2,68A trong 8 giờ thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của các phản ứng trên. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
A. 15,60 gam. B. 16,40 gam. C. 17,20 gam. D. 17,60 gam
Câu trả lời tốt nhất
ne = It/F = 0,8
Tại catot:
Fe3+ + 1e —> Fe2+
0,15…..0,15
Cu2+ + 2e —> Cu
0,25……0,5
Sau 2 phản ứng trên thì dung dịch đã chứa H+ (sinh ra do H2O bị điện phân bên anot), vì vậy H+ tiếp tục bị điện phân nhưng thức chất là điện phân H2O. Số mol các ion không thay đổi.
Dung dịch X chứa Fe2+ (0,15), NO3- (0,95) —> H+ (0,65)
Để yên dung dịch này ta được Y. Do Y có khả năng hòa tan Cu giống như X nên:
nNO = nH+/4 = 0,1625
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO —> nCu = 0,24375
—> mCu = 15,6 gam
Thầy ơi cho e hỏi, ở trong dung dịch đầu không có H+ điện phân vậy thì bên catot thì đâu có H+ sao lại điện phân được ạ. Nếu điện phân nước trước thì đến khi nào mới bắt đầu điện phân fe2+ vậy ạ
Thầy ơi cách xác định các ion trong dd y ntn vậy ạ? Nếu k cần thiết p xác định rõ các ion vậy tsao Y lại có khả năng hòa tan Cu giống X ạ?
có khi nào H+ sinh ra ở anot lại nhỏ hơn H+ phản ứng ở catot không ad?
Cho e hỏi để dd x phản ứng thì Fe3+ thành Fe2+ rồi 4h+ +no3- +3e-> no+2h20 thì số mol h+ sẽ giảm rồi no3- cũng giảm khi cho cu vào chứ ạ
Ad ơi, cho em hỏi là dd X có Fe2+, H+ và no3- thì tại sao dd Y sau khi để 1 thời gian thì Fe2+ phải lên Fe3+ khi tác dụng H+ dư chứ ạ?
Cho em hoì là nếu em lấy 0.8mol ne=(Fe3+)+2(Cu2+)+2(Fe2+) thì em tính dc mol chất rắn sau điện phân có Cu và Fe còn Fe2+ còn dư là 0.075. Bên anod có H2O điện phân ra O2 và H+ (0.8mol). Sau đó em xét mol H+ tác dụng với Fe,Cu,Fe2+ ạ nếu em làm vậy thì em nên làm sao ạ do lúc xét em bị rối ạ. Em cảm ơn ạ
Bạn ơi cho mình hỏi vì sao H+ lại tiếp tục bị điện phần @@