- Điều chế SO3 từ quặng sắt pyrite theo sơ đồ: FeS(1)–> SO2 (2)–> SO3
Hấp thụ SO3 tạo thành vào 100 gam dung dịch H2SO4 91% thu được một loại oleum X. Khi hoà tan 33,8 gam oleum X vào nước, sau đó cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 93,2 gam kết tủa. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
- Tính khối lượng quặng có chứa 80% FeS2 đã dùng (tạp chất không chứa S).
- Trong công nghiệp khi sản xuất axit H2SO4 theo phương pháp tiếp xúc thì SO3 được hấp thụ bằng axit H2SO4 98% thành oleum, sau đó pha loãng oleum với lượng nước thích hợp để được H2SO4 đặc. Hãy giải thích tại sao không hấp thụ trực tiếp SO3 bằng nước?
Câu trả lời tốt nhất
H2SO4.xSO3 —> (x + 1)H2SO4 —> (x + 1)BaSO4
nBaSO4 = 0,4 —> nH2SO4.xSO3 = 0,4/(x + 1)
—> M oleum = 80x + 98 = 33,8(x + 1)/0,4
—> x = 3
X là H2SO4.3SO3
100 gam dung dịch H2SO4 91% chứa H2SO4 (91 gam) và H2O (0,5 mol)
SO3 + H2O —> H2SO4
—> mH2SO4 tổng = 91 + 0,5.98 = 140
—> mSO3 trong oleum = 140.80.3/98 = 2400/7
mSO3 tổng = 0,5.80 + 2400/7 = 2680/7
FeS2 —> 2SO2 —> 2SO3
mFeS2 = (2680/7).120/(80.2) = 2010/7
m quặng = (2010/7)/80% = 5025/14
Nếu dùng nước hấp thụ SO3 thì H2SO4 tạo ra dưới dạng “mù sunfuric” khó lắng xuống, dùng nước cũng làm tăng khối lượng sản phẩm, vì vậy người ta dùng H2SO4 đặc để hấp thụ SO3 tạo oleum.
Cho em hỏi làm sao biết trong 100g dd H2SO4 có 0,5 mol H2O và 91g H2SO4 vậy ạ.