Độ tan (g/100g nước) của các muối sulfate, carbonate, nitrate kim loại nhóm IIA ở 20°C cho trong bảng sau:
Ion…….. Mg2+….. Ca2+….. Sr2+….. Ba2+
CO32-.. 0,0100… 0,0013… 0,0011…. 0,0024
SO42-…. 33,70….. 0,20….. 0,0132….. 0,0028
NO3-…… 69,50…… 152…… 69,50…… 9,02
Dựa vào bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể nhận diện ion Ca2+ trong nước cứng bằng dung dịch Sr(NO3)2 0,1M.
B. Có thể làm mềm nước cứng chứa nhiều Mg2+ bằng dung dịch Na2SO4 0,1M.
C. Có thể tách muối Ba(NO3)2 từ hỗn hợp 2 muối Ca(NO3)2 và Ba(NO3)2 bằng phương pháp kết tinh.
D. Có thể phân biệt dung dịch Sr(NO3)2 0,2M với dung dịch Ba(NO3)2 0,2M bằng dung dịch Na2CO3 0,2M.
Câu trả lời tốt nhất
A. Sai, Sr(NO3)2 có độ tan nhỏ hơn Ca(NO3)2 nên không thể kết tủa Ca(NO3)2 từ dung dịch Sr(NO3)2 được.
B. Sai, MgSO4 có độ tan rất lớn nên không thể làm mềm nước cứng chứa Mg2+ bằng Na2SO4 (để gọi là nước mềm, nồng độ Mg2+ còn lại phải rất nhỏ).
C. Đúng, Ca(NO3)2 có độ tan rất lớn so với Ba(NO3)2 nên Ba(NO3)2 sẽ kết tinh trước.
D. Sai, với nồng độ như vậy thì cả SrCO3 và BaCO3 đều kết tủa (màu trắng giống nhau), không phân biệt được.