Đốt cháy 18,1 gam hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H6 và H2 cần dùng 1,925 mol O2. Mặt khác, nung nóng 18,1 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chi gồm hidrocacbon có ti khối so với
He bằng 181/24. Dẫn toàn bộ Y qua bình dựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 55,2 gam kết tủa;
khi thoát ra khỏi bình là hỗn hợp Z có thể phản ứng vừa đủ với x mol brom trong dung dịch.
a) Tính giá trị x.
b) Đối cháy hết hỗn hợp Z rồi hấp thụ hết sản phẩm vào dung dịch chứa y mol Ca(OH)2, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 15,32 gam. Tính giá trị y.
Câu trả lời tốt nhất
Đốt X —> nCO2 = u và nH2O = v
—> mX = 12u + 2v = 18,1
Bảo toàn O —> 2u + v = 1,925.2
—> u = 1,3; v = 1,25
mY = mX = 18,1 —> nY = 1,2
Đốt Y cũng thu được lượng CO2, H2O giống như đốt X.
nCO2 – nH2O = 0,05 = nY.(k – 1) —> k = 25/24
nC2H2(Y) = nC2Ag2 = 0,23
Bảo toàn liên kết pi: 1,2k = 0,23.2 + x —> x = 0,79
Bảo toàn C và H cho đốt Z:
nCO2 = 1,3 – 0,23.2 = 0,84
nH2O = 1,25 – 0,23 = 1,02
Khối lượng dung dịch tăng nên kết tủa đã bị hòa tan.
m tăng = 0,84.44 + 1,02.18 – mCaCO3 = 15,32
—> nCaCO3 = 0,4
Bảo toàn C —> nCa(HCO3)2 = 0,22
Bảo toàn Ca —> y = 0,62