Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0555M thu được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M nặng hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch M thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br2 0,09M. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hidrocacbon biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử khối các chất X đều bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M trong NH3 được 3,18 gam 1 kết tủa
Câu trả lời tốt nhất
CO2 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + H2O (1)
a………….a………………a
2CO2 + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2
2b………..b………………..b
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 —> CaCO3 + BaCO3 + 2H2O
b…………………………………..b………….b
—> nCa(OH)2 = a + b = 0,111
m↓ = 100(a + b) + 197b = 20,95
—> a = 0,061 và b = 0,05
—> nCO2 = a + 2b = 0,161
Δm = mCO2 + mH2O – mCaCO3(1) = 3,108
—> nH2O = 0,118
Chất tác dụng với AgNO3 là CxHy, kết tủa là CxHy-zAgz (0,02/z mol)
—> M↓ = 12x + y + 107z = 159z
—> 12x + y = 52z
—> x = y = 4 và z = 1 là nghiệm thỏa mãn.
Chất đó là C4H4: CH≡C-CH=CH2 (0,02 mol)
Đốt lượng C4H4 này thu được 0,08 mol CO2 và 0,04 mol H2O
—> Đốt phần hidrocacbon còn lại (Gọi là hỗn hợp X’) (0,027 mol) thu được nCO2 = 0,081 và nH2O = 0,078
Lượng Br2 tác dụng với X’ là 0,09 – 0,02.3 = 0,03
—> Số C = 0,081/0,027 = 3
Do hỗn hợp có 2 chất cùng C nên ta xét 2 trường hợp:
TH1: Hai chất trong X’ cùng có 3C
Do nBr2/nX’ > 1 nên một chất là C3H4 (CH2=C=CH2), chất kia là C3H6 hoặc C3H8
TH2: Một chất trong X’ có 4C, một chất 2C hoặc 1C
+ C4Hn (u mol) và C2Hm (v mol)
—> nX’ = u + v = 0,027 và nCO2 = 4u + 2v = 0,081
—> u = v = 0,0135
—> nH2O = 0,0135(n + m)/2 = 0,078
—> n + m = 104/9: Loại
+ C4Hn (u mol) và CH4 (v mol)
—> nX’ = u + v = 0,027 và nCO2 = 4u + v = 0,081
—> u = 0,018 và v = 0,009
—> nH2O = 0,018n/2 + 0,009.2 = 0,078
—> n = 20/3: Loại
Thầy ơi cho em hỏi tại sao nBr2/nX’ > 1 nên một chất là C3H4, chất còn lại là C3H8 hoặc C3H6 vậy ạ?
thầy ơi cho em hỏi , tại sao cái chỗ tác dụng với AgNO3 chỉ có 1 chất tác dụng , nhỡ đâu rong 3HC có 2 chất có lk 3 đầu mạch thì sao ạ
ở TH1 đáng lẽ phải loại bởi vì nếu có C3H4 thì nó cũng phải phản ứng vs AgNO3 rồi
cho e hỏi ban đầu nó là C4H4 sao mình biết hh hai chất lúc sau là bằng nhau mà ko phải là một chất bằng với C4 ban đầu vậy ạ ?
cho em hỏi là sao TH2 ấy ạ một chất có 4C thì chất còn lại có 1C vậy ạ?