Đốt cháy hoàn toàn 12,78 gam hỗn hợp E (gồm X (CnH2n-8O2), Y, Z có cùng công thức tổng quát CmH2m-2O4 (MY < MZ)), thu được 0,555 mol CO2 và 7,56 gam H2O. Mặt khác, cho 0,06 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH, thu được hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và 10,02 gam hỗn hợp T chứa 3 muối (mỗi phân tử chứa không quá 7 nguyên tử cacbon). Cho hỗn hợp hai ancol vào bình chứa Na dư thì có 1,008 lít khí thoát ra và khối lượng bình Na tăng 2,85 gam. Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 69%. B. 46%. C. 16%. D. 66%.
Câu trả lời tốt nhất
Trong phản ứng đốt cháy: Đặt nX = u và nY + nZ = v
nCO2 = nu + mv = 0,555
nH2O = u(n – 4) + v(m – 1) = 0,42
mE = u(14n + 24) + v(14m + 62) = 12,78
—> u = 0,015; v = 0,075
—> nE = 0,09 và ME = 142
Xà phòng hóa 0,06 mol E (ứng với mE = 0,06.142 = 8,52)
nH2 = 0,045 —> Ancol dạng R(OH)r (0,09/r mol)
m tăng = (R + 16r).0,09/r = 2,85
—> R = 15,67r
1 < r < 2 —> 15,67 < R < 31,34
Hai ancol cùng C nên các gốc hơn kém 1 đơn vị
—> C2H5OH (0,01) và C2H4(OH)2 (0,04)
Y, Z tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 và nE : nNaOH = 1 : 2 nên X là este của phenol.
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + mAncol + mH2O
—> nH2O = 0,02
nE = 0,06 nên nếu E gồm A(COOC2H5)2 (0,005) và (BCOO)2C2H4 (0,04) và RCOOP (0,015) thì nH2O = 0,015: Vô lý
Vậy E gồm:
C2H5-OOC-A-COOH: 0,01 mol
(BCOO)2C2H4: 0,04 mol
BCOOP: 0,01 mol
Các muối gồm A(COONa)2 (0,01), BCOONa (0,09) và PONa (0,01)
m muối = 0,01(A + 134) + 0,09(B + 67) + 0,01(P + 39) = 10,02
—> A + 9B + P = 226
—> A = 14, B = 15, P = 77 hoặc A = 0, B = 15, P = 91
Trong cả 2 trường hợp thì Z đều là (CH3COO)2C2H4 (0,04)
—> %Z = 68,54%
bài này hay thật thầy ạ,mặc dù thầy đã cảnh báo nhưng em vẫn bị sóng đánh :))), ngồi 1 hồi em mới nghĩ ra cái C00H tự do