Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp H gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (trong đó X, Y mạch hở; Z có vòng benzen; MX < MY) cần vừa đủ 2,22 mol O2 thu được 20,16 gam H2O. Mặt khác m gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 9,2%, cô cạn dung dịch thu được m + 5,68 gam muối khan (gồm 3 muối trong đó có 2 muối có cùng số C) và hỗn hợp T chứa 2 ancol có số nguyên tử C liên tiếp nhau. Tỉ khối T so với He bằng 9,4. Phần trăm khối lượng Y gần nhất là:
A. 29% B. 30% C. 31% D. 32%
Câu 2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62%. B. 17%. C. 39%. D. 21%.
Câu trả lời tốt nhất
MT = 37,6 —> CH3OH (3a) và C2H5OH (2a)
Đặt nH2O = b
—> nNaOH = 3a + 2a + 2b = 0,46
Bảo toàn khối lượng:
m + 0,46.40 = m + 5,68 + 32.3a + 46.2a + 18b
—> a = 0,06 và b = 0,08
—> nH = 0,38
Bào toàn O —> nCO2 = 2,04
H gồm 2 este của ancol (3a mol và 2a mol) và este của phenol (b = 0,08), số C lần lượt là n, m, p.
nC = 0,18n + 0,12m + 0,08p = 2,04
—> 9n + 6m + 4p = 102
Do 2 muối cùng C nên n ≥ 4, m ≥ 5 và p ≥ 9 —> n = 4, m = 5 và p = 9 là nghiệm duy nhất.
—> C2HxCOOCH3; C2HyCOOC2H5 và C2HzCOOC6H5
nH = 0,18(x + 3) + 0,12(y + 5) + 0,08(z + 5) = 1,12.2
—> 9x + 6y + 4z = 35
Với x, y, z lẻ và 2 trong 3 ẩn bằng nhau —> x = y = 1 và z = 5 là nghiệm duy nhất.
—> H gồm:
X: CH≡C-COOCH3 (0,18)
Y: CH≡C-COOC2H5 (0,12) —> %Y = 30,25%
Z: CH3-CH2-COOC6H5 (0,08)
Câu 2. Muối gồm:
CH≡C-COONa (0,3)
C2H5COONa (0,08)
C6H5ONa (0,08) —> %C6H5ONa = 20,83%
Anh ơi sao biết trong ba este đều có lk bội ạ e tưởng th có thể este hcooch3 ạ
Thầy ơi, cho em hỏi thầy có tài liệu nào có những bài kiểu hay và lạ như này ko ạ?
vì sao mình suy ra được có liên kết bội ở 2 este x y v a