Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết 3,75m gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chứa m’ gam muối. Giá trị của m’ là:
A. 107,6 B. 161,4 C. 158,92 D. 173,4
Câu trả lời tốt nhất
nO = 4,16/16 = 0,26 —> nH2O = 0,26 và nHCl = 0,52
Bảo toàn khối lượng:
m + 4,16 + 0,52.36,5 = 3m + 1,82 + 0,26.18
—> m = 8,32
nAgCl = nHCl = 0,52
m↓ = 9m + 4,06 = 78,94
—> nAg = 0,04 —> nFe2+ = 0,04
Dung dịch Y chứa Mg2+ (a), Fe3+ (b), Fe2+ (0,04) và Cl- (0,52)
Bảo toàn điện tích —> 2a + 3b + 0,04.2 = 0,52
m kim loại = 24a + 56(b + 0,04) = 8,32
—> a = 0,16 và b = 0,04
mX = m + 4,16 = 12,48
Nếu cho 12,48 gam X vào HNO3 dư thì thu được Mg(NO3)2 (0,16) và Fe(NO3)3 (0,08)
—> m muối = 43,04
—> Nếu cho 3,75m = 31,2 gam X vào HNO3 dư thì thu được m muối = 31,2.43,04/12,48 = 107,6 gam
cho em hỏi là tại sao lại chia cho 12,48 ạ. mình tính được Mg Fe trong 3,75m lần lượt là 0,6mol và 0,3 mol. thì mình dùng m muối=mkl+m no3- chứ ạ. có được không ạ.
Tại sao biết cho 3.75m g X vào hỗn hợp HNO3 dư chỉ ra Fe3+ ạ ?