Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong dung dịch T có giá trị gần nhất với:
A. 5% B. 7% C. 8% D. 9%
Câu trả lời tốt nhất
m khí = 6,11 gam và n khí = 0,13 mol
—> nCl2 = 0,05 và nO2 = 0,08
—> nH2O = 2nO2 = 0,16
—> nHCl = 2nH2O = 0,32
—> nAgCl = nHCl + 2nCl2 = 0,42
m kết tủa = 73,23 —> nAg = 0,12
—> nFe2+ = 0,12 mol
Bảo toàn điện tích (nCl- = 0,42) —> nCu2+ = 0,09
Vậy X chứa Fe (0,12) và Cu (0,09). X với HNO3:
nFe3+ = a và nFe2+ = b
—> a + b = 0,12
n electron = 3a + 2b + 0,09.2 = 0,15.3
—> a = 0,03 và b = 0,09
nHNO3 = 4nNO = 0,6 —> mddHNO3 = 120 gam
—> mdd muối = mX + mddHNO3 – mNO = 127,98
—> C%Fe(NO3)3 = 5,67%
ad cho e hỏi chỗ số mol h20=2 o2 soa lại ra như v ạ e cảm ơn ạ
Anh ơi cho em hỏi chỗ bảo toàn e Cu2+ đâu có thay đổi điện tích mà lấy bảo toàn e ạ
cái đoạn tác dụng HCl chỉ tạo Fe2+ em thấy khá vô lý vì bản thân Fe tác dụng với O2 thì tạo Fe3O4 , Fe tác dụng Cl2 tạo FeCl3 , sẽ chắc chắn có Fe3+