Dung dịch NaOH thường được dùng làm dung dịch chuẩn trong phương pháp chuẩn độ acid-base và được pha từ hóa chất rắn NaOH. Một quy trình chuẩn bị dung dịch NaOH được thực hiện như sau: cân 0,4 g NaOH rắn và pha vào nước cất thành 1,0 L dung dịch NaOH. Để dung dịch vừa pha trong bình kín. Nồng độ của dung dịch NaOH vừa pha được xác định bằng phép chuẩn độ với dung dịch đơn acid mạnh (đã biết nồng độ chính xác), sử dụng chỉ thị là dung dịch phenolphthalein.
a) Giải thích tại sao cần để dung dịch NaOH vừa pha trong bình kín.
b) Dụng cụ sử dụng cho chuẩn độ gồm: bình tam giác-250 mL, burette-25 mL, cốc-50 mL, pipette-10 mL và các dụng cụ cần thiết khác.
b1) Cho biết những dụng cụ nào ở trên được dùng để đo thể tích chính xác?
b2) Cho biết burette đựng dung dịch gì trong phép chuẩn độ ở trên?
b3) Một học sinh đã đề xuất ba vị trí để đọc thể tích trên burette như hình bên. Theo em, trong đề xuất của học sinh trên, vị trí nào đúng? Vì sao?
c) Trong một phép chuẩn độ, tại thời điểm dung dịch trong bình tam giác đổi màu ổn định trong vòng 30 giây, thể tích đọc được trên burette là 10,01 mL và có một giọt dung dịch còn treo ở đầu dưới của burette. Một học sinh cho rằng cần lấy giọt dung dịch này vào bình tam giác. Một học sinh khác lại cho rằng nên bỏ giọt dung dịch này.
c1) So sánh ảnh hưởng của hai cách làm này đến nồng độ NaOH được tính từ kết quả phép chuẩn độ trên.
c2) Vì sao khi chuẩn độ người ta thường không tiến hành thí nghiệm một lần mà thường là nhiều lần?
Câu trả lời tốt nhất
(a) Cần để dung dịch NaOH vừa pha trong bình kín để tránh dung dịch NaOH hấp thụ CO2, H2O trong không khí làm nồng độ dung dịch chuẩn bị sai lệch.
(b)
b1. Dụng cụ đo chính xác thể tích là burette-25 mL, pipette-10 mL.
b2. Burette đựng dung dịch NaOH sẽ thuận tiện hơn cho xác định điểm kết thúc chuẩn độ (không màu chuyển sang màu hồng bền dễ quan sát hơn)
b3. Cả 3 cách đọc thể tích trên burette như hình bên đều sai. Cách đọc đúng là mắt nhìn ngang tới vị trí thấp nhất của mặt lõm chất lỏng trong burette.
(c)
c1. Lấy hay bỏ giọt dung dịch này vào bình tam giác đều không ảnh hưởng đến kết quả vì lúc đó burette đã được khóa, thể tích chất lỏng không thay đổi nữa.
c2. Khi chuẩn độ cần tiến hành nhiều lần để giảm sai số khi chuẩn độ, từ đó có kết quả chính xác hơn.
thầy cho e hỏi ạ câu c1 sao nó không ảnh hưởng ak em chưa hiểu lắm ạ ,mong thầy giải đáp,em cảm ơn ạ