Dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl3, Na2SO4 và H2SO4 có tổng khối lượng chất tan là m gam. Dung dịch Y chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M. Cho từ từ Y vào X, khối lượng kết tủa thu được và thể tích V của dung dịch Y có mối quan hệ được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 49,0. B. 62,5. C. 55,6 . D. 66,5.
Câu trả lời tốt nhất
Đoạn 1:
OH- + H+ —> H2O
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
nNaOH = nBa(OH)2 = 0,1 —> nH+ = nOH- = 0,3
—> nH2SO4 = 0,15
Đoạn 2:
OH- + Al3+ —> Al(OH)3
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
Đoạn 3:
OH- + Al(OH)3 —> AlO2- + H2O
Khi kết thúc đoạn 3 đã dùng nNaOH = nBa(OH)2 = 0,3
—> nOH- = 0,9 = nH+ + 4nAl3+ —> nAl3+ = 0,15
—> nAlCl3 = 0,15
Khi kết tủa đạt max (Kết thúc đoạn 2) thì nOH- = nH+ + 3nAl3+ = 0,75
—> nNaOH = nBa(OH)2 = 0,25
—> nBaSO4 max = 0,25 = nH2SO4 + nNa2SO4
—> nNa2SO4 = 0,1
—> m = 48,925
Tại sao biết baso4 vs al(oh)3 cứng mà ạ có thể là khi kết tủa mà al(oh)3 đã tan 1 phần và baso4 cực đại chẳng hạn