Dung dịch X là dung dịch KOH 0,8M. Dung dịch Y có chứa m gam Al2(SO4)2. Chia dung dịch Y thành ba phần bằng nhau.
Phần I cho vào V ml dung dịch X thấy xuất hiện m1 gam kết tủa.
Phần II cho vào (2V -112,5) ml dung dịch X thấy xuất hiện m2 gam kết tủa.
Phần III cho vào (V + V1) ml dung dịch X thì thu được lượng kết tủa cực đại.
Biết m1 : m2 = 6:7 và mkết tủa cực đại = 0,5m1 + m2. Giá trị của V1 là
A. 360. B. 180. C. 450. D. 225.
Câu trả lời tốt nhất
V ml dung dịch X chứa x mol KOH; mỗi phần Y chứa y mol Al3+.
Phần III cho vào (V + V1) ml dung dịch X thì thu được lượng kết tủa cực đại —> Khi dùng V ml thì kết tủa chưa cực đại.
Phần 1: m1 = 78x/3 = 26x —> m2 = 7m1/6 = 91x/3
Bảo toàn Al —> 78y = 0,5.26x + 91x/3 (1)
Phần 2: nKOH = 2x – 0,09
TH1: Nếu phần 2 kết tủa chưa cực đại
—> 2x – 0,09 = 3.91x/3.78 (2)
(1)(2) —> x = 0,108; y = 0,06
2x – 0,09 < 3y nên nghiệm thỏa mãn.
nKOH cần thêm = 3y – x = 0,072
—> V1 = 0,09 lít = 90 ml
TH2: Nếu phần 2 kết tủa đã cực đại sau đó bị hòa tan một phần
—> 2x – 0,09 = 3.91x/3.78 + 4(y – 91x/3.78) (3)
(1)(3) —> x = 0,54; y = 0,3
2x – 0,09 > 3y nên nghiệm thỏa mãn.
nKOH cần thêm = 3y – x = 0,36
—> V1 = 0,45 lít = 450 ml