Glutamic acid là một amino acid thiên nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Trong dung dịch, glutamic acid có thể tồn tại dưới dạng ion khác nhau phụ thuộc vào pH môi trường. Glutamic acid có cấu trúc gồm một nhóm amino (–NH2) và hai nhóm carboxyl (–COOH). Điểm đẳng điện (pI) của glutamic acid là 3,08 (pI là giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại). Khi pH < pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.
Cho các nhận định sau:
(a) Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức.
(b) Ở pH = 3,08 thì glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion.
(c) Khi đặt trong một điện trường ở pH = 7,0 thì glutamic acid di chuyển về phía cực dương.
(d) Trong dung dịch pH = 6,0 có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,74) bằng phương pháp điện di.
Các nhận định đúng là
A. (a), (b). B. (a), (c). C. (b), (d). D. (c), (d).
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, sở hữu hai loại nhóm chức nên glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Sai, tại pH = 3,08 = pI thì glutamic acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
(c) Đúng, tại pH = 7 > pI thì glutamic acid tồn tại ở dạng anion và di chuyển về phía cực dương.
(d) Đúng, glutamic acid và lysine di chuyển ngược hướng nhau tại pH = 6 nên có thể tách riêng 2 chất này.