Neo Pentan

Câu 1. Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Tiến hành hai thí nghiệm sau ở 20°C.
• Thí nghiệm 1: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc (nồng độ khoảng 11M) không màu vào ống nghiệm (1) thu được dung dịch Y có màu vàng chanh, do có quá trình:
[Cu(OH2)6]2+(aq) + 4Cl-(aq) ⇌ [CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l) Kc = 4,18.10^5 (1)
• Thí nghiệm 2: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hòa (nồng độ khoảng 5,3M) không màu vào ống nghiệm (2) thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu.
a. Trong thí nghiệm (1), phức chất [CuCl4]2- kém bền hơn phức chất [Cu(OH2)6]2+.
b. Trong thí nghiệm (2), không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất.
c. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH2)6]2+ không phụ thuộc vào nồng độ của ion Cl- trong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid.
d. Khi cho dung dịch HCl có nồng độ khoảng 5,3M vào dung dịch copper(II) sulfate 0,5% thì không quan sát thấy dấu hiệu của phản ứng tạo thành phức chất [CuCl4]2-.

Câu 2. Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Tiến hành hai thí nghiệm sau ở 20°C:
• Thí nghiệm 1: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc không màu vào ống nghiệm (1), vừa nhỏ vừa lắc đều thì sau đó thu được dung dịch có màu vàng chanh, do có quá trình:
[Cu(OH2)6]2+(aq) + 4Cl-(aq) ⇌ [CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l) Kc = 4,18.10^5
• Thí nghiệm 2: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride không màu vào ống nghiệm (2), vừa nhỏ vừa lắc đều thì sau đó thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu.
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Thí nghiệm 2, không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất.
b) Trong thí nghiệm 1 có sự thay đổi màu sắc dung dịch, chứng tỏ có phản ứng thay thế phối tử H2O trong phức chất [Cu(OH2)6]2+ bởi các phối tử Cl-.
c) Liên kết trong phức [Cu(OH2)6]2+ là liên kết cho – nhận, trong đó mỗi phối tử H2O đã cho 2 cặp electron chưa liên kết vào các orbital trống của ion trung tâm Cu2+tạo nên phức có dạng hình học bát diện.
d) Thí nghiệm 1 chứng minh phức [Cu(OH2)6]2+ bền hơn phức [CuCl4]2-.

Neo Pentan sửa câu hỏi