Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,20. C. 0,05. D. 0,30.
Câu 2. Nếu cho dung dịch Z (x mol KOH và y mol K2CO3) vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 20,0 gam. B. 30,0 gam. C. 18,0 gam. D. 36,0 gam.
Câu trả lời tốt nhất
Nếu X có OH- dư —> X gồm K+, OH-, CO32-. Khi cho từ từ X vào H+ thì:
nH+ = nOH- phản ứng + 2nCO2 —> nH+ > 0,24, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+.
Vậy X không có OH- dư.
Trong 100 ml dung dịch X chứa CO32- (a mol); HCO3- (b mol) và K+.
nBaCO3 = a + b = 0,2 (1)
Với HCl, đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- phản ứng, với u/v = a/b
nHCl = 2u + v = 0,15
nCO2 = u + v = 0,12
—> u = 0,03 và v = 0,09
Vậy a/b = u/v = 1/3 —> 3a – b = 0 (2)
(1)(2) —> a = 0,05 và b = 0,15
—> Trong 200 ml X chứa CO32- (0,1); HCO3- (0,3) —> K+ (0,5)
Bảo toàn K —> x + 2y = 0,5 (3)
Bảo toàn C —> y + 0,2 = 0,1 + 0,3 (4)
(3)(4) —> x = 0,1 và y = 0,2
Câu 2.
nCO32- tạo thêm = x = 0,1 —> nCO32- tổng = 0,3
—> nCaCO3 = 0,3 —> m = 30 gam
tại sao lại có tỉ lệ a/b = u/v vậy ạ. anh cm cho em đc không ạ
Chỗ nH+=nOH- phản ứng + 2nCO2 tại sao lại như vậy ạ thầy? với suy ra nH+ >0,24 em vẫn không hiểu@@
AD cho em hỏi là: mình tự cho HCl và Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ ạ. Bởi em nghĩ 2 chất đó thiếu cx có thể xảy ra mà
ad cho hỏi là tại sao CO3 2- trong X lại bé hơn CO3 2- ban đầu trong hỗn hợp vậy ạ vì e nghĩ nếu + CO2 vào thì số mol CO3 2- phải tăng lên