Hãy giải thích vì sao:
a, Khi bón phân đạm ure cho đồng ruộng không nên trộn chung với vôi?
b, Sục khí clo qua dung dịch kali iotua một thời gian dài, sau đó người ta cho hồ tinh bột vào thì không thấy xuất hiện màu xanh?
c, Không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại magie?
d, Cho Cu vào dung dịch axit HNO3 đặc, thu khí sinh ra vào hai ống nghiệm sạch rồi đậy nút kín. Ống nghiệm 1 để ngoài không khí, ống nghiệm 2 ngâm trong thùng nước đá thì màu sắc ở hai ống nghiệm lại khác nhau?
Câu trả lời tốt nhất
a. Nếu bón chung chất dinh dưỡng (N) sẽ bay mất:
(NH2)2CO + Ca(OH)2 —> CaCO3 + H2O
b. Do dung dịch không còn I2:
Cl2 + KI —> KCl + I2
Cl2 + I2 + H2O —> HIO3 + HCl
c. Do Mg cháy được trong CO2:
Mg + CO2 —> MgO + C
d. Mầu nâu đỏ trong ống ngâm nước đá nhạt hơn ống để ngoài không khí do cân bằng 2NO2 ⇌ N2O4 có chiều thuận tỏa nhiệt.
(a) Ure dễ thủy phân thành amoni cacbonat (NH4)2CO3, chất này dễ pứ vs canxi hidroxit Ca(OH)2 trong vôi tạo NH3 làm giảm hàm lượng đạm.
(b) Cl2 dư khi đi qua KI ngoài việc đẩy I2 ra, nó còn phản ứng với I2 tạo HIO3. Trong dung dịch không còn I2 thì không có phản ứng màu với tinh bột.
(c) Vì Mg cháy được trong khí CO2 tỏa nhiệt lớn, nhiệt này làm cho C sinh ra và Mg tiếp tục cháy, không kiểm soát được
(d) Khí sinh ra là NO2. NO2 (nâu) cân bằng với N2O4 (màu nhạt hơn). Khi hạ nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển về chiều tạo thành N2O4 nên ống ngâm vào nước lạnh sẽ thấy màu nhạt hơn