Hiện nay người ta dùng thiết bị breathalyzer để đo nồng độ cồn trong khí thở của người tham gia giao thông. Khi có nồng độ cồn trong khí thở sẽ xảy ra phản ứng:
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O (*)
Tùy thuộc vào lượng K2Cr2O7 phản ứng, trên màn hình thiết bị sẽ xuất hiện số chỉ nồng độ cồn tương ứng. Người đi xe máy có nồng độ cồn trong khí thở sẽ bị xử phạt theo khung sau đây (trích từ Nghị định 100/ 2019/ NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
Chọn đúng hoặc sai trong mỗi phát biểu sau:
a. Sau khi uống đồ uống có cồn, ethanol sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa.
b. Sau khi cân bằng với các hệ số của các chất là số nguyên nhỏ nhất thì tổng hệ số các chất tham gia phản ứng và sản phẩm của phản ứng (*) là 30.
c. Một mẫu khí thở của một người điều khiển xe máy tham gia giao thông có thể tích 26,25 mL được thổi vào thiết bị breathalyzer thì có 0,056 mg K2Cr2O7 phản ứng (trong môi trường H2SO4 và ion Ag+ xúc tác). Người điều khiển xa máy đã vi phạm giao thông với mức tiền phạt (6 triệu – 8 triệu), tước giấy phép lái xe (22 – 24 tháng).
d. Phương pháp sản xuất các đồ uống có cồn được sử dụng phổ biến là hydrate hóa alkene.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Sai, tổng hệ số là 31:
3C2H5OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O.
(c) Đúng
Tỉ lệ: 138 gam C2H5OH phản ứng vừa đủ với 588 gam K2Cr2O7
mK2Cr2O7 = 0,056 mg
—> mC2H5OH = 0,056.138/588 = 0,01315 mg
Nồng độ C2H5OH = 0,01315.1000/26,25 = 0,5 mg/L
Đối chiếu với nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người này có vi phạm và mức phạt (6 triệu – 8 triệu), tước giấy phép lái xe (22 – 24 tháng).
(d) Sai, phương pháp lên men được sử dụng phổ biến để sản xuất đồ uống có cồn.