Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm
Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, CH4 không tan trong H2O nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Đúng
(c) Đúng. Nếu ống nghiệm chếch lên phía trên thì nếu hóa chất bị ẩm, khi hơi H2O thoát ra đến miệng ống gặp lạnh, ngưng tụ lại và chảy ngược xuống dưới gây vỡ ống nghiệm.
(d) Sai, khi tắt đèn cồn trước thì nhiệt độ trong ống nghiệm giảm làm áp suất giảm, H2O sẽ bị hút ngươc vào ống nghiệm gây vỡ ống. Vì vậy phải tháo ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn.
(e) Sai, CaO để hút ẩm ngăn NaOH ăn mòn thủy tinh chứ không giúp ống tránh nóng chảy.
cho em hỏi tại sao khí metan nhẹ hơn không khí mà không thu bằng phương pháp đẩy không khí lại phải thu bằng đẩy nước ạ?
“Ở ý d khí đẩy nước ra ngoài thì trong ống không còn nước, ta có thể tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau, nếu tháo ống dẫn khí trước thì khí metan bay ra ngoài gây cháy”. Giải thích như này thì ý d đúng phải không ạ
Gọi là pp Vôi tôi-Xút nhưng vôi tôi là Ca(OH)2 chứ ạ, đâu phải CaO
Với ý c trong hình đâu có chúc xuống dưới ạ
ad giúp e 2 cái này với
không liên quan lắm , nhưng mà anh cho em hỏi các tơ đều kém bèn với OH- và H+ ạ ( ví như tơ tằm , tơ axetat ạ ) , cái này trong sgk em không thấy mà đề Mh VẪN hỏi ạ
cao hút ẩm ngăn naoh ăn mòn thuỷ tinh là sao v ạ e k hiểu lắm
sao thực tế ống nghiệm thủy tinh đựng NaOH có sao đâu mà bị hòa tan ạ? NaOH + SiO2 ->NaSiO3 +H2 cái này là SiO2 nguyên chất chứ thủy tinh nung lên rồi à?
e đúng vì việc dùng vôi trộn với xút là là để ngăn không cho NaOH làm thủng ống nghiệm