Hòa tan 21,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào 105,84 gam dung dịch HNO3 50%, thu được dung dịch Y và khí Z (gồm NO và NO2). Cho 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,8M và KOH 1M vào lượng dung dịch Y ở trên. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn T và dung dịch Q. Nung nóng toàn bộ T trong điều kiện có mặt oxi thu được 23,2 gam chất rắn N (gồm CuO và Fe2O3). Cô cạn dung dịch Q để làm bay hơi nước thu được 78,2 gam chất rắn M khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25%. B. 15%. C. 35%. D. 45%.
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 0,4; nKOH = 0,5
Nếu kiềm đã phản ứng hết thì Q chứa NaNO3 (0,4) và KNO3 (0,5) —> m rắn = 84,5 > 78,2 —> Q còn OH- dư
Q chứa Na+ (0,4), K+ (0,5), NO3- (u) và OH- dư (v)
Bảo toàn điện tích: 0,4 + 0,5 = u + v
m rắn = 0,4.23 + 0,5.39 + 62u + 17v = 78,2
—> u = 0,76 và v = 0,14
X gồm Cu (a) và Fe3O4 (b) —> mX = 64a + 232b = 21,76
mN = 80a + 160.1,5b = 23,2
—> a = 0,05; b = 0,08
nHNO3 ban đầu = 105,84.50%/63 = 0,84
Dễ thấy nNO3- (Y) = 0,76 < 2a + 3.3b nên Y chứa Cu2+ (0,05), Fe2+ (x) và Fe3+ (y)
Bảo toàn Fe —> x + y = 3b
Bảo toàn điện tích cho Y: 0,05.2 + 2x + 3y = 0,76
—> x = 0,06; y = 0,18
Z gồm NO (c) và NO2 (d), bảo toàn N —> nZ = c + d = 0,84 – 0,76
nH+ = 0,84 = 4c + 2d + 2.4b
(1)(2) —> c = 0,02; d = 0,06
—> mddY = mX + mddHNO3 – mZ = 124,24
C%Fe(NO3)3 = 242y/124,24 = 35,06%
Cho e hỏi là khi nào mới có sản phẩm khử là NH4+ ạ, oxit có khả năng tạo ra NH4+ khi nào ?