Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al bằng 280 gam dung dịch HNO3 23,85% (dùng dư) thu được 285,32 gam dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M và thu được 76,26 gam muối. Nếu cô cạn dung dịch X thu được rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là
A. 44,12 gam. B. 46,56 gam. C. 43,72 gam. D. 45,84 gam.
Câu trả lời tốt nhất
X + NaOH (0,9) —> Na+ (0,9), AlO2- (p), bảo toàn điện tích —> nNO3- = 0,9 – p
m muối = 0,9.23 + 59p + 62(0,9 – p) = 76,26
—> p = 0,08
Bảo toàn N —> nHNO3 = 1,06 = nY + nNO3-(X) + nNH4+
—> nNH4+ = 0,02
Đặt a, b là số mol NO, NO2. Quy đổi hỗn hợp thành Fe (c), O (d) và Al (0,08)
nY = a + b = 0,22 (1)
Bảo toàn khối lượng:
14,8 + 280 = 285,32 + 30a + 46b (2)
mhh = 56c + 16d + 0,08.27 = 14,8 (3)
Dung dịch X chứa Fe3+ (c), Al3+ (0,08), NH4+ (0,02), NO3- (0,82), bảo toàn điện tích —> nH+ = 0,56 – 3c
—> nH+ phản ứng = 1,06 – (0,56 – 3c) = 3c + 0,5
—> 3c + 0,5 = 4a + 2b + 2d + 0,02.10 (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = 0,04; b = 0,18; c = 0,18; d = 0,16
Z gồm Al3+ (0,08), Fe3+ (0,18), NH4+ (0,02) —> NO3- (0,8)
—> mZ = 62,2
Nung Z —> Chất rắn gồm Al2O3 (0,04) và Fe2O3 (0,09) —> m rắn = 18,48
—> m giảm = mZ – m rắn = 43,72
cho con hỏi sao trong dung dịch X có NO3- mà còn có H+ ạ Thầy Petan Neo ? đoạn bảo toàn điện tích để tìm nH+ ấy ạ