Hòa tan hết 22,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt bằng dung dịch chứa 1,3 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3) và 0,175 mol hỗn hợp Z gồm hai khí NO, N2O. Cho dung dịch chứa 0,8 mol NaOH vào dung dịch Y, thu được 26,75 gam một chất kết tủa màu nâu đỏ. Mặt khác, hòa tan hết 22,8 gam X trong dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được dung dịch T và 0,15 mol H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào T thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 130,15. B. 138,25. C.144,50. D. 152,60.
Câu trả lời tốt nhất
nNO3-(Y) > 1,3 – 0,175.2 = 0,95 > nNaOH nên NaOH phản ứng hết.
nFe(OH)3 = 0,25
nNaOH = 3nFe(OH)3 + nH+ dư —> nH+ dư = 0,05
Quy đổi X thành Fe (a), O (b). Z gồm NO (c), N2O (d)
mX = 56a + 16b = 22,8
nZ = c + d = 0,175
Bảo toàn electron: 3a = 2b + 3c + 8d
nH+ = 1,3 = 2b + 4c + 10d + 0,05
—> a = 0,35; b = 0,2; c = 0,15; d = 0,025
Với HCl: nH+ = 0,8 = 2nH2 + 2nO + 4nNO
—> nNO = 0,025
Bảo toàn electron: 3nFe = 2nO + 2nH2 + 3nNO + nAg
—> nAg = 0,275
nAgCl = nHCl = 0,8 —> m↓ = mAgCl + mAg = 144,5 gam
cho em hỏi là vì sao mol fe trong x không bằng mol fe trong fe(oh)3 vậy ạ?