Hòa tan hết 35,52 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,816 mol HCl thu được dung dịch Y và 3,2256 lít khí NO (dktc). Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn thì lượng AgNO3 tối đa là 1,176 mol, thu được 164,496 gam kết tủa; 0,896 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Z chứa m gam chất tan đều là muối. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 44 gam. B. 43 gam. C. 86 gam. D. 88 gam.
Câu trả lời tốt nhất
Kết tủa gồm AgCl (u) và Ag (v)
—> nAgNO3 = u + v = 1,176
m↓ = 143,5u + 108v = 164,496
—> u = 1,056 và v = 0,12
Y khử được Ag+ nên Y chứa Fe2+, Y tạo khí NO2 với AgNO3 nên Y chứa H+ dư và không chứa NO3-.
nH+ = 0,816 = 4nNO + 2nNO2 + 10nNH4+
—> nNH4+ = 0,016
Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = (nNO + nNH4+)/2 = 0,08
Bảo toàn Cl —> nFeCl2 = 0,12
—> mMg + mAl = mX – mFe(NO3)2 – mFeCl2 = 5,88
Bảo toàn N —> nNO3-(Z) = nAgNO3 – nNO2 = 1,136
Z chứa Fe3+ (0,12 + 0,08 = 0,2), NH4+ (0,016), Mg2+ và Al3+ (tổng 5,88 gam), NO3- (1,136)
—> m muối = 87,8
Thầy ơi thầy giải thích cho em chỗ dung dịch Y không còn NO3- được không ạ? Em không hiểu lắm. Em cám ơn thầy ạ
Cho em hỏi chỗ nNO3-(Z) em tính theo bảo toàn điện tích ra là 1,216 không biết có sai ở đâu không ạ.
nNO = 0,144; nNO2 = 0,04
nHCl = 4nNO + 2nNO2 + 10nNH4+ = 0,816
→ nNH4+ = 0,016
Vì Y + AgNO3 thì có khí NO2 thoát ra nên H+ dư → NO3- hết.
BT (N): nFe(NO3)2 = 0,08
Đặt nFeCl2 = a; nMg = b;
nAl = c; nAg = d
→ mX = 127a + 24b + 27c + 180.0,08 = 35,52 (1)
BT (Cl): nAgCl = 2a + 0,816
→ m↓ = 143,5.(2a + 0,816) + 108d = 164,496 (2)
BT (Ag): (2a + 0,816) + d = 1,176 (3)
BTe: a + 2b + 3d + 0,08 = 3.0,144 + 0,04 + 8.0,016 + d (4)
Giải (1, 2, 3, 4) → a = 0,12; b = 0,08
c = 11/75; d = 0,12
Z gồm: Mg2+ (0,08), Fe3+ (0,2), Al3+ (11/75), NH4+ (0,016) và NO3- (1,216)
Vậy m = 92,76 (g)
từ nHCl –> nNH4+=0,016 mol. BTNT H –> nH2O=0,376. BTKL –> m=87,8 gam
thầy ơi câu này nếu em bảo toàn tính lại số mol Al3+:0,04 và Mg2+:0,2 thì ra n (NO3-)=1,14 thì ra m=88,12 g ạ ?