Hòa tan hết 45,84 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, CuO, FeCO3, MgCO3 vào dung dịch chứa HNO3 1M và KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 6,944 lít hỗn hợp khí Z (gồm NO, N2O, CO2) có khối lượng 13,08 gam. Cho Y tác dụng tối đa với 1,64 mol dung dịch KOH, thu được 55,16 gam kết tủa E. Nung hoàn toàn E ngoài không khí thấy khối lượng E giảm 12,76 gam. Mặt khác, cô cạn Y rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 193,7 gam chất rắn F. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong X là
A. 38,98 B. 40,54 C. 45,67 D. 50,61
mMgO + mFe2O3 + mCuO = 55,16 – 12,76 = 42,4
mMgO + mFe2O3 + mCuO + mKNO2 = 193,7
—> mKNO2 = 151,3 —> nKNO2 = 1,78
Bảo toàn K —> nKNO3 ban đầu = 1,78 – 1,64 = 0,14
Quy đổi X thành kim loại (a gam), O (b mol) và CO2 (c mol)
mX = a + 16b + 44c = 45,84 (1)
Z gồm nNO = 0,04, nN2O + nCO2 = 0,27
—> nN2O = 0,27 – c
Đặt nNH4+ = d, bảo toàn N:
nHNO3 + 0,14 = 1,78 + d + 0,04 + 2(0,27 – c)
—> nHNO3 = d – 2c + 2,22
—> d – 2c + 2,22 = 2b + 0,04.4 + 10(0,27 – c) + 10d (2)
mE = a + 17(1,64 – d) = 55,16 (3)
Không đủ dữ kiện để giải.