Hoà tan hết hỗn hợp chứa Mg và FeCO3 tỉ lệ mol 20 : 7 trong dung dịch chứa 1,36 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 3 muối có khối lượng 88,12 gam và m gam hỗn hợp khí Y. Cô can dung dịch X thu được chất rắn Z, đem nung toàn bộ Z đến khối lượng không đổi thấy giảm 60,92 gam so với khối lượng Z. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 12,834. B. 16,920. C. 11,160. D. 9,720.
Câu trả lời tốt nhất
nMg = 20a và nFeCO3 = 7a
Nung Z thu được m oxit = 40.20a + 160.7a/2 = 88,12 – 60,92
—> a = 0,02
—> Mg (0,4) và FeCO3 (0,14)
Giả sử X chứa 3 muối gồm Mg2+ (0,4), Fe3+ (u), Fe2+ (v), NO3- thì:
nNO3- = (m muối – m kim loại)/62 = 1,14
—> u + v = 0,14
và 3u + 2v + 0,4.2 = 1,14
—> u = 0,06 và v = 0,08
Khi nung muối thu được NO2 (1,14) và O2 (1,14/4 – v/4 = 0,265) —> m khí = 60,92: Phù hợp với đề bài, vậy điều giả sử là đúng.
Bảo toàn N —> nN(Y) = 1,36 – 1,14 = 0,22
Y gồm N (0,22), O (y mol) và CO2 (0,14 mol)
Bảo toàn electron:
0,4.2 + 0,06.1 + 2y = 0,22.5 —> y = 0,12
—> mY = 11,16
Em thấy chỗ tìm khối lượng giảm để cm k có nh4 thì dùng cùng 1 dữ kiện nên điều đó hiển nhiên sẽ đúng, e thấy có lí luận rằng có nh4?
nNO3- = 1,14
Bảo toàn Khối lượng
0,4.24 + 0,14.116 + 1,36.63 = 88,12 + m(khí) + (1,36/2).18
=> m =11,16g
làm vậy đúng không ạ, em thấy nó ngắn hơn nhưng không chắc đúng
Vì sao nung rồi khối lượng giảm đi so với Z thì sao m oxit lại lấy 88,12-60,92 vậy ạ? Còn khí sinh ra nữa.