Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp A gồm FexOy và Cu vào 131,25 gam dung dịch HNO3 50,4% thì thu được dung dịch X (chỉ chứa muối )và V lít hỗn hợp khí B (chỉ gồm sản phẩm khử của N+5 trong đó trong đó nguyên tố oxi chiếm 53,33% về khối lượng). Cho 500 ml dung dịch KOH 1,5M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn Cô cạn dung dịch T thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 61,575 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn nồng độ phần trăm Fe(NO3)2 Trong X .
nKOH = 0,75
Nếu KOH hết thì nKNO2 = nKOH = 0,75
—> mKNO2 = 0,75.85 = 63,75 > 61,575: Trái với giả thiết, vậy KOH còn dư.
Chất rắn sau khi nung gồm KNO2 (u) và KOH dư (v)
—> u + v = 0,75 và 85u + 56v = 61,575
—> u = 0,675; v = 0,075
nHNO3 = 131,25.50,4%/63 = 1,05
Bảo toàn N —> nN (khí) = 1,05 – u = 0,375
—> m khí = 0,375.14/(100% – 53,33%) = 11,25
mddX = mA + mddHNO3 – m khí = 141
nO (khí) = 11,25.53,33%/16 = 0,375
Để oxi hóa A lên tối đa cần nO = (24 – 21)/16 = 0,1875
—> ne A nhường tối đa = 0,1875.2 = 0,375
Với HNO3, A đã nhường ra ne = 5nN (khí) – 2nO (khí) = 1,125
0,375 < 1,125: Kiểm tra lại số liệu