Hòa tan hoàn toàn 88,05 gam hỗn hợp A gồm FeSO4, MgSO4, K2SO4 vào nước được dung dịch X. CHo dung dịch A tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Cô cạn dung dịch Y được 73,05 gam muối khan.
a. Tính thể tích dung dịch BaCl2 2M đã dùng và khối lượng kết tủa Z.
b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A biết số mol MgSO4 bằng 1/4 tổng số mol hỗn hợp A.
c. Lấy 400 gam dung dịch KOH 12,6% cho tác dụng với dung dịch Y thu được ở trên. Sau phản ứng, lọc tách kết tủa đam nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu trả lời tốt nhất
nA = (88,05 – 73,05)/(96 – 71) = 0,6
—> nBaSO4 = nBaCl2 = nA = 0,6
—> VddBaCl2 = 0,3 lít và mBaSO4 = 139,8
b. nMgSO4 = nA/4 = 0,15
A chứa FeSO4 (a), MgSO4 (0,15), K2SO4 (b)
mA = 152a + 120.0,15 + 174b = 88,05
nA = a + b + 0,15 = 0,6
—> a = 0,375; b = 0,075
mFeSO4 = 57; mMgSO4 = 18; mK2SO4 = 13,05
c. nKOH = 400.12,6%/56 = 0,9 —> n↓ = 0,45
Nếu ưu tiên tạo Fe(OH)2 —> Kết tủa gồm Fe(OH)2 (0,375), Mg(OH)2 (0,45 – 0,375 = 0,075)
Nung kết tủa —> Fe2O3 (0,1875) và MgO (0,075)
—> m rắn = 33
Nếu ưu tiên tạo Mg(OH)2 —> Kết tủa gồm Mg(OH)2 (0,15) và Fe(OH)2 (0,45 – 0,15 = 0,3)
Nung kết tủa —> Fe2O3 (0,15) và MgO (0,15)
—> m rắn = 30
—> 30 < m rắn < 33