Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31 : 24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:


Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,36 và 378,2. B. 7,8 và 950.
C. 8,85 và 250. D. 7,5 và 387,2.
Câu trả lời tốt nhất
nN2 = 0,014 và nN2O = 0,07
Đặt u, v là số mol Mg và Al. Bảo toàn electron:
2u + 3v = 0,014.10 + 0,07.8 (1)
Khi nOH- = 0,05.2 = 0,1 thì kết tủa mới xuất hiện nên nH+ dư = 0,1
nH+ ban đầu = 12nN2 + 10nN2O + nH+ dư = 0,968
—> V = 0,3872 lít
Khi nOH- = 0,825 thì kết tủa đã đạt cực đại và Al(OH)3 đã tan trở lại một phần.
nMg(OH)2 = u —> nAl(OH)3 = (17,45 – 58u)/78
nOH- = 0,825 = 0,1 + 2u + 4v – (17,45 – 58u)/78 (2)
(1)(2) —> u = 0,2 và v = 0,1
—> m = 7,5