Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào H2O dư, thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,79 B. 7,09 C. 2,93 D. 5,99
Câu trả lời tốt nhất
Trong 4,302 gam kết tủa chứa nAl(OH)3 = 0,04 —> nBaCO3 = 0,006
Bảo toàn C —> nBa(HCO3)2 = 0,024
Vậy X chứa Al (0,04), Ba (0,006 + 0,024 = 0,03) và O (x)
Bảo toàn electron:
0,04.3 + 0,03.2 = 2x + 2nH2 —> x = 0,05
—> m = mAl + mBa + mO = 5,99
em tính là còn 1 TH nữa là chất tan là Ba(Alo2)2 còn kết tủa có cả BaCO3 và Al(OH)3 , mà giải TH này ra số âm nhưng hơi lâu, không biết a loại TH này kiểu nào ạ, tại thi trắc nghiệm mà. Cảm ơn a
anh cho em hỏi tại sao trong 4,302g kết tủa chỉ có Al(OH)3 và trong 3,12g kết tủa chỉ có BaCO3 ạ
cho e hỏi nếu Al(OH)3 chưa tạo kết tủa hết thì dung dịch cuối cùng chứa Ba2+ AlO2- vẫn được chứ ạ còn HCO3- phản ứng với OH- trong dung dịch tạo kết tủa ạ
ad cho e hỏi làm sao biết được 0,054 mol CO2 tạo kết tủa hoàn toàn với AlO2 với cả làm tan 1 phần BaCO3 ạ, nhỡ nó thiếu thì sao ạ
Thầy ơi, cho em hỏi thứ tự phản ứng để tạo các kết tủa này với ạ? cái đoạn tạo 4,302 kết tủa ấy ạ, CO2 ưu tiên kết tủa tạo BaCO3 sau đó là phản ứng gì vậy ạ?
Thầy sắp xếp giúp em với ạ:
tạo BaCO3; Tan BaCO3 để tạo Ba(HCO3)2; Phản ứng với AlO2- tạo Al(OH)3;
không được tính lấy số mol co2 bđầu trừ mol co2 pư với al3+ ạ
Mình thử kiểm tra bảo toàn ni tơ thấy ko đúng bạn à, nếu d là 0,0125 thì c là 0.01 mới đúng
cái đoạn bảo toàn electron sao lại cộng 2nH2 ạ, em chưa hiểu lắm 😕