Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (ở đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl IM như sau:
Giá trị của m là
A. 47,15 B. 99,00. C. 49,55. D. 56,75.
Câu trả lời tốt nhất
Theo đồ thị thì kết tủa xuất hiện khi nH+ = 0,2
—> nOH- = 0,2
Khi nH+ = 0,8 thì kết tủa bị hòa tan một phần và còn lại 0,2 mol Al(OH)3.
—> nH+ = nOH- + 4nAlO2- – 3nAl(OH)3
—> nAlO2- = 0,3
Bảo toàn điện tích cho Y —> nBa2+ = 0,25
Bảo toàn kim loại —> X chứa Al (0,3), Ba (0,25) và O
Bảo toàn electron —> 3nAl + 2nBa = 2nO + 2nH2
—> nO = 0,45
—> mX = 49,55
vì sao nH+ = nOH- + 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 ạ Thầy ?
—
Thầy có cách chứng minh giống như mấy công thức Thầy có để link liên kết (như : nH+ = 4nO + 10nNH4+ ) không ạ. con cám ơn ạ
Thầy ơi..chỗ bảo toàn điện tích dung dịch Y thì bên trong Y có những ion nào ạ?