Hòa tan m gam hỗn hợp gồm S và C vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2. Dẫn từ từ khí Z vào dung dịch T gồm NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được dung dịch X. Kết quả thí nghiệm ghi ở bảng sau:
Thể tích dung dịch T (ml)……………….. 100……. 150
Khối lượng chất tan trong X (gam)….. 11,28….. 14,14
Giá trị của m là
A. 0,76. B. 1,40. C. 2,68. D. 2,04.
Câu trả lời tốt nhất
Khi T tăng 50 ml (ứng với nNaOH = 0,05 và nKOH = 0,025) thì m kiềm tăng = 3,4 gam
Nhưng m chất tan tăng = 14,14 – 11,28 = 2,86 < 3,4 nên quá trình thêm kiềm đã chuyển các muối axit thành muối trung hòa.
Vậy khi V = 100 thì X chứa các muối axit nên kiềm đã phản ứng hết. Đặt a, b là số mol CO2, SO2.
Khi V = 100 (ml): nNaOH = 0,1 và nKOH = 0,05
—> m chất tan = 62a + 82b + 0,1.40 + 0,05.56 – 0,15.18 = 11,28 (1)
Khi V = 150 (ml): nNaOH = 0,15 và nKOH = 0,075
TH1: Nếu kiềm đã phản ứng hết:
—> m chất tan = 62a + 82b + 0,15.40 + 0,075.56 – 0,225.18 = 14,14 (2)
(1)(2) —> Vô nghiệm
TH2: Nếu kiềm còn dư:
—> m chất tan = 62a + 82b + 0,15.40 + 0,075.56 – 18(2a + 2b) = 14,14 (3)
(1)(3) —> a = 0,01; b = 0,08
Ban đầu: nC = 0,01 và nS = z
Bảo toàn electron: 0,01.4 + 6z = 0,08.2 —> z = 0,02
—> m = 0,76
Cho em hỏi đoạn số 62 với 82 là bằng phân tử khối của chi ạ
Cho e hỏi là tại sao mình đặt nSO2 = b mà khi tính ra b lại phải BTe vậy
cho e hỏi là tại sao k có th có cả muối TH lẫn muối axit ạ?