Hỗn hợp A gồm 2 oxit kim loại XO và YO. Hoà tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp A vào 1,25 lít dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch B. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Cho hỗn hợp muối X gồm Na2CO3 và BaCO3 vào phần 1 để phản ứng hết axit dư thì cần vừa đủ 31,05 gam X, sau phản ứng thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D nặng hơn phần 1 là 8,4 gam
a. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X
b. Cho 1 thanh nhôm vào phần 2, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8 gam kim loại bán trên thanh nhôm. Biết lượng nhôm đã tan đi là 6,75 gam. Xác định CTHH của các oxit trong hỗn hợp A.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt u, v là số mol Na2CO3 và BaCO3
—> mX = 106u + 197v = 31,05
nCO2 = u + v và nBaSO4 = v
—> m tăng = 31,05 – 44(u + v) – 233v = 8,4
—> u = 0,2 và v = 0,05
—> %Na2CO3 = 68,28% và %BaCO3 = 31,72%
nH2SO4 dư trong phần 1 = u + v = 0,25
—> nH2SO4 dư trong B = 0,5
Đặt x, y là số mol XO, YO.
—> mA = x(X + 16) + y(Y + 16) = 40 (1)
Dung dịch B chứa XSO4 (x), YSO4 (y), H2SO4 dư (0,5)
—> nH2SO4 = x + y + 0,5 = 1,25 (2)
(1)(2) —> xX + yY = 28 (3)
—> Mỗi phần có 14 gam hỗn hợp kim loại X, Y nhưng chỉ có 8 gam kim loại bị đẩy ra nên chỉ có 1 kim loại bị đẩy, giả sử là X.
Phần 2: XSO4 (0,5x), YSO4 (0,5y), H2SO4 dư (0,25)
nAl phản ứng = x/3 + 0,25.2/3 = 0,25
—> x = 0,25
—> X = 8/0,5x = 64: X là Cu
(2) —> y = 0,5
(3) —> Y = 24: Y là Mg
—> A chứa CuO, MgO.