Hỗn hợp E gồm 2 este X, Y mạch hở, không phân nhánh, cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 63,4 gam hỗn hợp E cần 3,55 mol O2. Mặt khác nếu đun 63,4 gam hỗn hợp E bằng NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm 2 ancol đồng đẳng liên tiếp cùng 2 muối A, B (MA < MB) có khối lượng lần lượt là a, b gam. Dẫn Z qua Na dư thấy khối lượng bình tăng là 35,7 gam và thu được 7,84 lít H2. Giá trị b : a gần nhất:
A. 0,94. B. 0,95. C. 0,96. D. 0,97.
Câu trả lời tốt nhất
nH2 = 0,35 —> Z dạng R(OH)n (0,7/n mol)
mZ = m tăng + mH2 = 36,4
—> MZ = R + 17n = 36,4n/0,7
—> R = 35n
—> n = 1; R = 35: C2H5OH (0,4) và C3H7OH (0,3)
nO(E) = 2nZ = 1,4
Đốt Z —> nCO2 = u và nH2O = v
mE = 12u + 2v + 1,4.16 = 63,4
Bảo toàn O: 2u + v = 1,4 + 3,55.2
—> u = 3 và v = 2,5
E không nhánh nên tối đa 2 chức.
Nếu X, Y đều là este đơn —> nE = 0,7 —> Số C = 3/0,7: Loại
Nếu X, Y đều là este đôi —> nE = 0,35 —> Số C = 3/0,35: Loại
Vậy E gồm 1 este đơn và 1 este đôi, từ số mol 2 ancol thì số mol E có thể là 0,2 + 0,3; 0,4 + 0,15; 0,1 + 0,3
—> nE = 0,5 là nghiệm phù hợp vì khi đó số C = 3/0,5 = 6 thỏa mãn.
X là (COOC2H5)2 (0,2 mol); Y là C2HyCOOC3H7 (0,3 mol)
nH = 0,2.10 + 0,3(y + 7) = 2,5.2 —> y = 3
Muối gồm:
mC2H3COONa = a = 28,2
m(COONa)2 = b = 26,8
—> b : a = 0,95
Ad ơi, còn trường hợp rượu 2 chức thì sao ạ, tại sao lại kết luận luôn rượu 1 chức n=1 ạ?