Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 1,95 mol CO2 và 1,525 mol H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 51,4 gam hỗn hợp F gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon và 25,45 gam hỗn hợp T gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 4,4 gam. B. 7,4 gam. C. 3,7 gam. D. 6,6 gam.
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = e, bảo toàn khối lượng:
32e + 1,95.12 + 1,525.2 + 40e = 51,4 + 25,45
—> e = 0,7
Muối dạng R(COONa)r (0,7/r mol)
M muối = R + 67r = 51,4r/0,7 —> R = 6,43r
Muối không nhánh nên tối đa 2 chức —> 1 < r < 2
—> 6,43 < R < 12,86
Hai muối cùng C —> CH3COONa (0,3) và (COONa)2 (0,2)
Bảo toàn C —> nC(T) = 0,95
nO(T) = 0,7 —> nH(T) = (mT – mC – mO)/1 = 2,85
—> nT = nH/2 – nC = 0,475
—> T gồm AOH (0,25) và B(OH)2 (0,225)
nC = 0,25CA + 0,225CB = 0,95
—> 10CA + 9CB = 38 —> CA = CB = 2 là nghiệm duy nhất
Ancol gồm C2H5OH (0,25) và C2H4(OH)2 (0,225)
Các este gồm:
X là CH3COOC2H5 (0,05 mol) —> mX = 4,4
Y là (CH3COO)2C2H4 (0,025 mol)
Z là CH3COO-CH2-CH2-OOC-COO-C2H5 (0,2 mol)
(Lưu ý: nC2H4(OH)2 > n(COONa)2 nên xếp được Y như trên, tính số mol Z trước theo n(COONa)2, rồi từ đó tính nY theo nC2H4(OH)2 và cuối cùng còn lại cho nX)
Thầy ơi. giải thích giúp e chỗ . Nếu este tạo thành từ axit cacboxylic mạch C khôg phân nhánh thì muối tạo thành cx k phân nhánh ạ? và khi đó este hay là muối mới có tối đa 2 chức v thầy. Vì có trang nào đó e đọc khẳng định ra este chỉ tối đa 2 chức khi tạo muối k phân nhánh. Mà bài này thì có Z là este (3 chức)@@