Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở gồm peptit X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử X, Y, Z là 14. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là x mol. Đun nóng 37,04 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 56,56 gam hỗn hợp gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là
A. 46,9% B. 40,8% C. 26,6% D. 43,8%
Câu trả lời tốt nhất
nX = nCO2 – nH2O —> X là tetrapeptit
Đốt Y, Z đều có nCO2 > nH2O nên Y, Z không thể là dipeptit.
Tổng O = 14 —> Tổng N = 11 —> Y là tripeptit và Z là tetrapeptit. Vậy:
nY = (nCO2 – nH2O)/0,5 ⇔ y = 2x
nZ = nCO2 – nH2O ⇔ z = x
—> nE = 4x
Bảo toàn khối lượng:
37,04 + 40(4x + 3.2x + 4x) = 56,56 + 18.4x
—> x = 0,04
Quy đổi E thành C2H3ON (14x), CH2 (a), H2O (4x)
—> a = 0,16
Đặt n, m, p là số C của X, Y, Z
—> nC = 0,04n + 0,08m + 0,04p = 14x.2 + a
—> n + 2m + p = 32
—> n = 8: (Gly)4
và m = 3: (Gly)3
và p = 12: (Gly)2-(Ala)-(Val)
—> %(Gly)3 = 40,82%
a ơi, tại sao đốt X được nH2O > nCO2 lại suy ra đc là tetrapeptit ạ
ý e là tại sao nX=nCO2-nH2O thfi lại suy ra đc là tetrapeptit ạ