Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và hai este mạch hở đa chức Y, Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 100 gam E cần vừa đủ 4,94 mol O2, thu được CO2 và 61,29 gam H2O. Mặt khác cũng lượng E trên tác dụng vừa đủ với 1335 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan T gồm 2 muối và 38,73 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng este Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38% B. 34% C. 43%. D. 30%
Câu trả lời tốt nhất
nH2O = 3,405
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 4,4725
nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 2,47
Đặt nCOO-Phenol = u và nCOO-Ancol = v
—> nO(E) = 2u + 2v = 2,47
nNaOH = 2u + v = 1,335
—> u = 0,1; v = 1,135
Ancol dạng R(OH)r (1,135/r mol)
—> M ancol = R + 17r = 38,73r/1,135
—> R = 17,12r
Sản phẩm chỉ có 2 muối nên các muối đều đơn chức —> Hai ancol đều đa chức
Nếu số chức giống nhau (r nguyên) thì không có nghiệm. Ta chọn 1 ancol 2 chức và 1 ancol 3 chức, khi đó 2 < r < 3
—> 34,24 < R < 51,36
Các ancol cùng C nên gốc hiđrocacbon chỉ hơn kém 1 đơn vị —> C3H5 và C3H6
—> T gồm C3H6(OH)2 (0,2675) và C3H5(OH)3 (0,2)
E gồm ACOOP (0,1), (ACOO)2C3H6 (0,2675) và (ACOO)3C3H5 (0,2)
mE = 0,1(A + P + 44) + 0,2675(2A + 130) + 0,2(3A + 173) = 100
—> 247A + 20P = 5245
Với A ≥ 1 và P ≥ 77 —> A = 15; P = 77 là nghiệm duy nhất.
X là CH3COOC6H5 (0,1)
Y là (CH3COO)2C3H6 (0,2675) —> %Y = 42,8%
Z là (CH3COO)3C3H5 (0,2)