Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là C4H11NO2 và C6H16N2O4. Đun nóng 46,5 gam E trong 300 ml dung dịch NaOH 2M (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng thu được dung dịch F và hỗn hợp chứa ba khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch F thu được m gam rắn khan (trong đó chứa hai muối đều có số nguyên tử cacbon không nhỏ hơn 3). Giá trị của m có thể là
A. 58,2 gam. B. 44,6 gam. C. 42,3 gam. D. 53,7 gam.
Câu trả lời tốt nhất
mE = 105x + 180y = 46,5
nNaOH = (x + 2y) + 20%(x + 2y) = 0,6
—> x = 0,1 và y = 0,2
E + NaOH —> 3 khí làm xanh quỳ ẩm + 2 muối ít nhất 3C
TH1: C2H5COONH3CH3 (x mol) và NH4OOC-CH2-COONH3C3H7 (y mol)
Chất rắn gồm C2H5COONa (0,1), CH2(COONa)2 (0,2) và NaOH dư (0,1)
—> m rắn = 43,2
TH2: C2H5COONH3CH3 (x mol) và NH4OOC-C2H4-COONH3C2H5 (y mol)
Chất rắn gồm C2H5COONa (0,1), C2H4(COONa)2 (0,2) và NaOH dư (0,1)
—> m rắn = 46
TH3: C3H7COONH4 (x mol) và CH3NH3OOC-CH2-COONH3C2H5 (y mol)
Chất rắn gồm C3H7COONa (0,1), CH2(COONa)2 (0,2) và NaOH dư (0,1)
—> m rắn = 44,6
vậy TN1 sai đúng ko thầy? nếu hh muối có 3C thì ko thể có khí đúng ko ạ?