Hỗn hợp E gồm hai hidrocacbon mạch hở X, Y (MX < MY), hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Nung nóng 0,2 mol E với 0,1 mol H2 có mặt Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với He là 12,5. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 2,44 gam, đồng thời có 16,0 gam Br2 phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,85 mol O2, thu được CO2 và H2O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 40,82%. B. 59,18%. C. 25,00%. D. 50,00%.
Câu trả lời tốt nhất
Z chứa hiđrocacbon không no nên H2 đã phản ứng hết.
—> nZ = nE = 0,2 —> mZ = 0,2.4.12,5 = 10 gam
Khí thoát ra khỏi bình Br2 gồm 2 ankan, gọi là hỗn hợp T.
mT = 10 – 2,44 = 7,56
Đốt T tạo nCO2 = u và nH2O = v —> 12u + 2v = 7,56
Bảo toàn O —> 2u + v = 0,85.2
—> u = 0,52; v = 0,66
—> nT = nH2O – nCO2 = 0,14
Số C = nCO2/nT = 3,714 —> T gồm C3H8 (0,04) và C4H10 (0,1)
k trung bình của E = (nH2 + nBr2)/nE = 1 —> Đốt E tạo nCO2 = nH2O = e
—> mZ = 12e + 2e + mH2 = 10 —> e = 0,7
E gồm C3Hx (0,1) và C4Hy (0,1) (Bấm hệ nE và nCO2 để tính số mol)
nH = 0,1x + 0,1y = 0,7.2 —> x + y = 14
x = 4; y = 10 —> %C3H4 = 40,82%
x = 6; y = 8: Loại nghiệm này vì chỉ có C4H8 cộng H2 là vô lí, mặt khác mC3H6 = 0,1.42 ≠ 2,44 cũng vô lí.
x = 8; y = 6: Loại nghiệm này vì nC3H8 (E) > nC3H8 (T) là vô lí.
vì sao khi Z chứa hiđrocacbon không no ta suy ra được nZ = nE = 0,2 vậy ạ