Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Xà phòng hóa hoàn toàn E bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa. Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thì số mol H2 phản ứng tối đa là 0,07 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 2,65 mol CO2 và 2,48 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 24,96 gam. B. 16,60 gam.
C. 17,12 gam. D. 16,12 gam.
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (b), H2 (-0,07)
nCO2 = 6a + b = 2,65
nH2O = 4a + b – 0,07 = 2,48
—> a = 0,05; b = 2,35
—> nX = 0,02 và nY = 0,03
Dễ thấy nH2 = 2nX + nY nên:
X là (C17H31COO)(C15H31COO)2C3H5
Y là (C17H33COO)(C15H31COO)2C3H5
—> mX = 16,60 gam
ad ơi, ở bước quy đổi mình có thể thay (HCOO)3C3H5 thành (C15H31COO)3C3H5 không ạ, em đã thử nhưng số mol nhóm CH2 ra âm ạ:((
Cách do em nghĩ ra:
Ta có: nBr2 + 2nE = nCo2 – nH2O
=> nE=0,05 => nX=0,02, nY=0,03
X + kH2 (0,02) và Y + hH2 (0,03)
=> 0,02k + 0,03h = 0,07
=> Chỉ có k=2 và h=1 thỏa mãn
=> X là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5 (0,02)
Y là (C15H31COO)2(C17H31COO)C3H5 (0,03)
=> mX = 16,6g
dạ tại sao từ nH2 lại suy ra dc X gồm C17H31 với C15H31 vậy ạ