Hỗn hợp A gồm kim loại M và một oxit của nó có khối lượng là 177,24 gam. Chia A thành 3 phần bằng nhau:
P1: Hòa tan trong dung dịch gồm HCl và H2SO4 dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc).
P2: Hòa tan trong dung dịch HNO3 dư được 4,48 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch B.
P3: Đem nung nóng với chất khí CO dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cho toàn bộ chất rắn hòa tan hết trong nước cường toang dư thì chỉ có 17,92 lít (đktc) NO thoát ra.
1/ Xác định công thức của kim loại và oxit.
2/ Nếu ở phần 2 cho thể tích của dung dịch HNO3 là 1 lít và lượng HNO3 dư 10% so với lượng phản ứng vừa đủ với hỗn hợp kim loại và oxit.
- Xác định CM (HNO3).
- Dung dịch B có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe.
Câu trả lời tốt nhất
(Sửa đề 177,24 thành 177,6)
Mỗi phần nặng 59,2 gam
Gọi n là hóa trị cao nhất của M. Quy đổi A thành M (a mol) và O (b mol)
Phần 2 —> na = 0,2.3 + 2b
Phần 3 —> na = 0,8.3
—> a = 2,4/n và b = 0,9
—> mA = 2,4M/n + 16.0,9 = 59,2
—> M = 56n/3
—> n = 3 và M = 56: M là Fe
Phần 1: nFe = nH2 = 0,2
—> nFe trong oxit = a – 0,2 = 0,6 mol
—> Fe : O = 0,6 : 0,9 = 2 : 3: Oxit là Fe2O3
Tại phần 2:
nHNO3 phản ứng = 4nNO + 2nO = 2,4
—> nHNO3 đã dùng = 2,4 + 2,4.10% = 2,64
—> CM HNO3 = 2,64M
2.
Dung dịch B chứa Fe3+ (0,8), H+ dư (0,24) và NO3-.
—> nNO = nH+ dư/4 = 0,06
Bảo toàn electron: 2nFe = nFe3+ + 3nNO
—> nFe = 0,49 —> mFe = 27,44