Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là.
A. 40 B. 48 C. 42 D. 46
Câu trả lời tốt nhất
Cách 1:
H2SO4 hấp thụ H2O nên nH2O = 0,82
Các chất trong X đều có 1N nên nN2 = nX/2 = 0,1
—> nCO2 = nY – nH2O – nN2 = 0,66
Số C = nCO2/nX = 3,3
Số H = 2nH2O/nX = 8,2
Số N = 2nN2/nX = 1
Số O = x —> k = x/2
—> Số H = 3,3.2 + 2 + 1 – 2x/2 = 8,2
—> x = 1,4
Vậy X là C3,3H8,2NO1,4
Với HCl, nX = 0,35 —> nHCl = 0,35
Bảo toàn khối lượng: m muối = mX + mHCl = 42,245
Cách 2:
Ala = 2CH2 + NH3 + CO2
Glu = 3CH2 + NH3 + 2CO2
Amin = ?CH2 + NH3
Quy đổi X thành CH2 (a), CO2 (b) và NH3 (0,2)
nY = (a + b) + (a + 0,2.1,5) + 0,2.0,5 = 1,58
nH2O = a + 0,2.1,5 = 0,82
—> a = 0,52 và b = 0,14
—> mX = 16,84 và nHCl = nN = 0,2
—> m muối = mX + mHCl = 24,14
Tỉ lệ: 16,84 gam X tạo 24,14 gam muối
—> 29,47 gam X tạo 42,245 gam muối.
Thầy ơi sao chỗ Số H =3,3.2 + 2 +1 -2x/2 =8.2 là sao thầy ?
thầy ơi bài này với bài câu 75 nó không giống trong đề của chuyên Nguyễn Quang Diệu ạ