Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, MO, M có khối lượng 32,8 gam, Trong đó M là kim loại hóa trị II không đổi. M(OH)₂ không tác dụng với KOH loãng. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: cho X tác dụng với lượng CO dư nung nóng cho đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y và rắn Z (Biết các oxit đều bị khử thành kim loại).
Cho khí Y tác dụng với dd Ba(OH)₂ thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch T. Dung dịch T tác dụng với dung dịch KOH 0,5M đến khi thu được kết tủa cực đại thì cần vừa hết 100ml. Cho rắn Z tác dụng với HCl dư thì thu được 12,8g rắn không tan.
Thí nghiệm 2: Cho X tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thì thu được 2,479 lít khí (đkc).
Thí nghiệm 3: Cho X tác dụng với H2SO4 loãng 1 thời gian thì thu được dung dịch E, khí G và rắn F gồm 2 kim loại. Cho E tác dụng với dd KOH dư thì thu được 18 gam kết tủa duy nhất. Cho F tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 8,6765 lít khí SO2 (đkc).
Tìm CTHH của kim loại M
CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + H2O
2CO2 + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2
Ba(HCO3)2 + KOH —> BaCO3 + KHCO3 + H2O
nKOH = 0,05; nBaCO3 (phản ứng đầu) = 0,1
—> nCO2 = 0,2
Đặt a, b, c, d là số mol Fe, FeO, MO, M
nCO2 = b + c = 0,2 (1)
mZ = mX – mO = 29,6 (với nO = nCO2 = 0,2)
—> nFe(Z) = a + b = (29,6 – 12,8)/56 = 0,3
a = nH2 = 0,1 —> b = 0,2
(1) —> c = 0
Ad mới tính tới đây mà ra nghiệm c = 0 mất rồi